Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]


TRƯỞNG BỘ ĐIỀU HÀNH
º•ÖÑL¥_¥Öu•ºTRƯỞNG BỘ ĐIỀU HÀNH

º•ÖÑL¥_¥Öu•º

Ông Trần Văn Vinh, phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường và chất lượng, cho biết:

-
Lãnh đạo tổng cục đã họp bàn và có đặt vấn đề các vụ cháy, nổ này chắc
chắn có những nguyên nhân mà đến nay chúng ta chưa biết rõ nên phải đi
tìm hiểu. Chúng tôi đặt vấn đề có thể do chất lượng xăng nên đã tiến
hành làm các thử nghiệm, kiểm tra đối với một số mẫu xăng, đặc biệt các
mẫu xăng ở nơi xe bị cháy có thể mua nhằm xác định có vấn đề gì bất
thường hay không.
Vì sao từ trước đến nay việc cháy nổ xe không
xảy ra nhiều nhưng giai đoạn gần đây lại liên tục như vậy? Có thể do vừa
qua TP.HCM đã công bố 11 đơn vị kinh doanh xăng, dầu có trị số octan
không đảm bảo nên các hộ kinh doanh khác đã tự pha một số hóa chất, phụ
gia khác vào xăng để tăng trị số octan, nhằm lẩn tránh sai lỗi về chỉ số
octan trong xăng. Các hóa chất, phụ gia này có thể là tác nhân gây ra
tình huống cháy nổ như trên.
Vì vậy, tổng cục đã chỉ đạo các cơ
quan liên quan kiểm tra xem có phải nguyên nhân từ xăng hay không. Cho
đến nay việc kiểm tra các mẫu xăng này vẫn đang được tiến hành, đã có
một số kết quả, tuy nhiên chưa có kết luận chính thức.

* Theo ông, điều kiện như thế nào sẽ khiến xăng phát cháy, nổ như dư luận nghi ngờ thời gian gần đây? -
Để có thể xảy ra cháy nổ ở điều kiện bình thường phải đảm bảo đủ hai
yếu tố cơ bản: một là có nhiên liệu và hai là có nguồn nhiệt cao, lửa. Ở
đây xăng là nhiên liệu dễ cháy, nó có thể rò rỉ theo gioăng bị hở hay
một nguyên nhân nào đó. Nhưng để cháy được phải có nguồn nhiệt cao, có
mồi lửa. Nếu không có lửa, cả một chậu xăng để ngoài trời nắng 40-50OC
cũng không bao giờ tự bốc cháy.
Vậy mồi lửa ở đâu ra trên ôtô, xe
máy bị cháy, nổ. Nếu nói về những bộ phận dễ đánh lửa như bugi có thể
phát sinh tia lửa điện thì từ trước đến nay rất nhiều xe cũ bị hỏng, mất
các bộ phận bảo vệ bugi, thậm chí bugi hở, dùng dây điện quấn vào, xăng
dầu vẫn rò rỉ mà không cháy. Như vậy có thể khu biệt lại khả năng phải
có nguồn nhiệt cao, lửa ở đâu đó trên chiếc xe mới cháy được. Cháy ở đây
là cháy bền, nhựa cháy rất âm ỉ, nguồn phát cháy phải rất nóng mới có
thể làm cháy các bộ phận nhựa, rồi cháy đến khu vực nhiên liệu.
Qua
thu thập thông tin, chúng tôi thấy có rất nhiều vụ không cháy hết, chỉ
cháy một số điểm, vậy phải cháy ở phần nào đó trước rồi mới đến lúc xăng
bị bung ra xe mới cháy bùng lên. Tại sao lại có nguồn nhiệt cao, lửa
thì đã có nhiều phân tích cho rằng do điện, do chủ xe lắp thêm bộ phận
này bộ phận kia. Tuy nhiên, việc “độ” xe như vậy không phải bây giờ mới
có. Do đó chúng tôi cho triển khai lấy mẫu xăng xem có gì bất thường
trong xăng không và sự bất thường đó có liên quan đến cháy, nổ không.
Đây
thật sự là một vấn đề rất lớn cần phải có sự tham gia của các viện
nghiên cứu, các nhà khoa học về cháy, nổ mới có kết luận khoa học và
chính xác được. Hiện nay các ý kiến đều mang tính phân tích, phỏng đoán,
chưa làm thực nghiệm cụ thể thì khó có thể khẳng định do nguyên nhân
nào gây ra liên quan đến xăng.
* Có thể có nguyên nhân do xăng có pha ethanol, methanol hay acetone không?
-
Dư luận nói như vậy nhưng vẫn phải có lửa, nhiệt cao thì mới cháy, nổ
được. Cũng có thể việc pha hỗn hợp các chất này vào xăng thì theo thiết
kế ban đầu của xe không phù hợp cho loại xăng mới. Do đó nó có ảnh hưởng
đến bộ phận nào đó của xe dẫn đến rò rỉ xăng, gặp nguồn nhiệt cao, tia
lửa gây cháy. Trước khi Bộ Công thương cho phép sử dụng xăng E5, bộ đã
cho chạy thử nghiệm một thời gian trên một số taxi và có bằng chứng khoa
học về việc sử dụng loại xăng này đảm bảo an toàn. Thực tế theo thông
tin đại chúng thì chưa thấy taxi nào bị cháy.
Thực tế quá trình
kiểm tra đã phát hiện có cửa hàng xăng pha methanol, một mẫu kiểm nghiệm
của chúng tôi cho thấy hàm lượng methanol pha vào xăng lên đến 20% thể
tích. Tuy nhiên nó có phải tác nhân gây cháy hay không thì chưa thể xác
định.
MINH QUANG thực hiện

Thêm một ôtô, một xe máy bốc cháy

Khoảng
4g30 ngày 29-12, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Thạch Thất
(thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã xảy ra một vụ cháy
ôtô. Ngay sau khi xảy ra cháy, Công an huyện Thạch Thất và Phòng cảnh
sát PCCC thị xã Sơn Tây đã phối hợp dập lửa nhưng chiếc xe đã bị thiêu
hủy nhiều phần.
Cơ quan công an xác định chủ xe là anh Nguyễn
Phúc Xuyên (41 tuổi, trú tại thị trấn Liên Quan). Anh Xuyên mua chiếc xe
này với số tiền 240 triệu đồng, ngày 28-12 anh đem đến gửi xe tại Trung
tâm Giáo dục thường xuyên và đến thời điểm trên thì xảy ra vụ hỏa hoạn.
*
Lúc 14g30 cùng ngày, một vụ cháy xe máy đã xảy ra trước cổng Trường ĐH
Kinh tế Đà Nẵng (Q.Sơn Trà, Đà Nẵng). Khi ông L.V.T. (53 tuổi, trú tại
P.An Hải Đông, Q.Sơn Trà, Đà Nẵng) đang điều khiển chiếc Honda @125 chạy
trên đường Ngô Quyền đến đoạn trên thì một số người đi đường phát hiện
dưới yên xe máy của ông bốc khói và ngọn lửa bùng lên nên hô hoán. Ông
T. liền dừng xe và người dân hai bên đường đã chạy ra dùng nước và áo
quần dập được ngọn lửa. Chiếc xe chỉ bị cháy sém dưới cốp xe, nơi gần
bình điện.
Theo ông T., chiếc xe trên ông mua lại cách đây hơn
một tháng của một chủ xe cũ được đăng ký từ tháng 11-2005. Những ngày
qua ông vẫn đổ loại xăng A92.
M.QUANG - HỮU KHÁ
Kiểm tra chất lượng xăng không khó
Theo
TS Nguyễn Hữu Lương - phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển
chế biến dầu khí (Viện Dầu khí Việt Nam), cháy xe có thể nghiêng về giả
thiết là do nhiên liệu. Xâu chuỗi với các sự kiện đã xảy ra không loại
trừ nguyên nhân cháy do xăng pha methanol.
Theo tiêu chuẩn chất
lượng Việt Nam TCVN 6776, lượng methanol được phép có trong xăng là dưới
1%. Nếu nồng độ methanol lên tới 20-30% như báo chí đã nêu thì nồng độ
này sẽ làm xăng dễ bay hơi hơn bình thường dẫn đến không kịp cháy hết
khi máy vận hành và nếu rò rỉ ra động cơ sẽ gây cháy nổ. Ngoài ra còn có
khả năng xăng đã bị lẫn acetone vì tính chất tương tự như methanol của
nó. Nhưng nếu có acetone trong xăng sẽ làm các chi tiết bằng nhựa, cao
su của máy giãn nở và gây chết máy xe.
TS Lương cho biết việc
kiểm tra chất lượng xăng không khó và có thể căn cứ vào TCVN 6776 để
phân tích. Nếu có methanol, acetone hay chất nào đó dễ bay hơi thì nồng
độ sẽ vượt quá 43-75 kPa. Một đặc điểm của methanol là khi pha vào nước
thì methanol sẽ tách ra nên người tiêu dùng cũng có thể kiểm tra một
cách đơn giản là dùng hai ly thủy tinh giống nhau một ly đựng nước, một
ly đựng xăng, sau đó đổ ly xăng vào ly nước và quan sát vạch chia giữa
xăng và nước, nếu thấy lượng nước ở bên dưới trở nên nhiều hơn trước khi
pha xăng vào tức là xăng đã có pha methanol.

99% xe máy không có bảo hiểm thân xe, cháy xe
Theo
tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm VN Phùng Đắc Lộc, hơn 99% xe máy đang
hoạt động tại VN không mua bảo hiểm vật chất. Sở dĩ các công ty bảo hiểm
không bán sản phẩm bảo hiểm thân xe, cháy nổ, mất cắp, tai nạn, sửa
chữa chính hãng... cho chủ xe gắn máy vì mức phí bảo hiểm thấp (từ
2-2,5% giá trị xe), các nhân viên kinh doanh bảo hiểm không mặn mà,
người tiêu dùng cảm thấy không cần thiết, phiền phức. Hơn nữa đây là sản
phẩm mang tính lựa chọn, không bắt buộc như bảo hiểm trách nhiệm dân sự
nên chủ xe không cần mua để đối phó với cảnh sát giao thông. Một số
công ty bảo hiểm chỉ bán sản phẩm này trong thời hạn sử dụng không quá
bảy năm và xe phải có giá trị trên 30 triệu đồng.
Phó tổng giám
đốc một công ty bảo hiểm lớn tại TP.HCM cho biết trong mấy năm triển
khai sản phẩm bảo hiểm này công ty chỉ giải quyết được vài trường hợp
khiếu nại đền bù do mất cắp xe, riêng xe bị cháy nổ chưa có trường hợp
nào. Đại diện một công ty bảo hiểm cho biết về nguyên tắc công ty cũng
có sản phẩm bảo hiểm thân xe, cháy nổ, mất cắp, tai nạn, sửa chữa chính
hãng... nhưng thật sự họ ngại chào bán sản phẩm này vì quản lý rủi ro
cho xe máy rất khó, bản thân công ty không đủ nhân lực và khả năng để
giám sát, chứng minh các trường hợp đòi đền bù của khách, đặc biệt là
cháy nổ...
HỒNG NHUNG - LÊ NAM
Honda: không phát hiện lỗi kỹ thuật gây cháy xe
Cục
Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương vừa cho biết trả lời yêu cầu của cục
về tình trạng cháy xe đang diễn ra, Honda VN cho biết với vụ cháy xe
Dream ở Bắc Ninh, công ty này chưa được tiếp cận và chưa nhận được thông
tin từ công an.
Tuy nhiên, Honda VN đã thử nghiệm và đã đi đến
kết luận: không có khả năng vụ nổ xảy ra bởi bình ăcquy và bình xăng. Lý
do, ăcquy nếu trong điều kiện hoạt động bình thường, yếu tố cần thiết
để gây nổ là khí hydro thì không thể tạo ra nổ vì được tạo ra rất ít.
Ngay cả khi Honda VN cố tình tạo ra khí hydro lớn hơn cũng không thể nổ
to và phá hủy các chi tiết bên cạnh.
Với vụ cháy xe Air Blade
ngày 9-12, Honda VN cho biết đã tiến hành kiểm tra xe bị cháy và kết
luận: nguyên nhân gây cháy là từ bên ngoài chứ không phải do chất lượng
sản phẩm. Hãng này cũng cho biết sẵn sàng tiến hành kiểm tra các loại xe
của hãng tại các cửa hàng ủy nhiệm của Honda nếu khách hàng có yêu cầu.
CẦM VĂN KÌNH



QUẢN TRỊ CẤP CAO
Lâm TặcQUẢN TRỊ CẤP CAO

Lâm Tặc

tin hay nhưng mak đọc mỏi mắt luôn


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
© 2012 Zone-A7
FM PunBB - Design by Simon