1 Sao chổi thoát khỏi mặt trời, quét qua trái đất 27/12/2011, 14:42
TRƯỞNG BỘ ĐIỀU HÀNH
]\[0 L0\/e
Hình ảnh
sao chổi Lovejoy suýt lao vào bề mặt mặt trời hồi tuần trước nhưng lại
bất ngờ xuất hiện trên tầng khí quyển trái đất đã làm mãn nhãn không ít
người đam mê nghiên cứu thiên văn học ở nhiều quốc gia.
Các
nhà khoa học ước tính, sao chổi Lovejoy có đường kính vào khoảng 500m
sẽ hoàn toàn biến mất sau khi nó đi qua vầng hào quang cực nóng của mặt
trời ở cự ly 87.000 dặm. Tuy nhiên, nó đã bất ngờ quay trở lại và quét
qua trái đất ở cự ly 240 dặm, tạo ra một kiệt tác trên bầu trời.
Sở
dĩ người ta không quan tâm đến Lovejoy nữa bởi họ tin rằng nó sẽ bốc
cháy hoàn toàn khi đi qua vầng hào quang cực nóng phía trên bề mặt mặt
trời. Thế nhưng, nó đã bất ngờ xuất hiện ở bên kia vầng hào quang, tiếp
tục quỹ đạo của mình và quét qua trái đất.
Nhà
nghiên cứu Robert Massey thuộc hội Thiên văn Hoàng gia Anh đã choáng
váng vì sự quay trở lại của sao chổi Lovejoy. Ông nói: “Đó là một sự
kiện phi thường. Lovejoy đã đến vô cùng gần với bề mặt mặt trời, gần hơn
cả khoảng cách từ Mặt trăng đến Trái đất”.
May mắn
thay, những bức hình của sao chổi Lovejoy đã được Alex Cherney, một
người đam mê thiên văn học, chụp từ Cape Schanck, Victoria (Australia)
bằng một chiếc máy ảnh kĩ thuật số.
Ngoài ra, những
hình ảnh về sao chổi Lovejoy cũng được ghi lại rõ nét từ trạm vũ trụ
quốc tế ISS ở vị trí hết sức lí tưởng. Nhà du hành Dan Burbank, chỉ huy
trưởng ISS, mô tả việc nhìn thấy sao chổi là "điều tuyệt vời nhất" mà
ông từng nhìn thấy trong không gian.
Dưới đây là những hình ảnh về sao chổi Lovejoy:
Hình ảnh sao chổi được một người đam mê thiên văn Alex Cherney chụp lại ở Victoria,
Australia.
Những hình ảnh đẹp và rõ nét này được chụp bằng một chiếc máy ảnh kĩ thuật số cá nhân.
Sao chổi ở sát đường chân trời vào thời khắc hoàng hôn, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp.
Trước đó, sao chổi này được nhìn thấy ở Santiago hôm 22/12.
Bức hình chụp sao chổi Lovejoy ở sa mạc Atacama, Chile.
Bức hình sao chổi này được chụp từ Trạm vũ trụ Quốc tế ISS.
Nó quét ngang qua tầng khí quyển trái đất ngay trước mắt các phi hành gia.
Vệ tinh của NASA chụp sao chổi lúc nó quét qua vầng hào quang của mặt trời.
sao chổi Lovejoy suýt lao vào bề mặt mặt trời hồi tuần trước nhưng lại
bất ngờ xuất hiện trên tầng khí quyển trái đất đã làm mãn nhãn không ít
người đam mê nghiên cứu thiên văn học ở nhiều quốc gia.
Các
nhà khoa học ước tính, sao chổi Lovejoy có đường kính vào khoảng 500m
sẽ hoàn toàn biến mất sau khi nó đi qua vầng hào quang cực nóng của mặt
trời ở cự ly 87.000 dặm. Tuy nhiên, nó đã bất ngờ quay trở lại và quét
qua trái đất ở cự ly 240 dặm, tạo ra một kiệt tác trên bầu trời.
Sở
dĩ người ta không quan tâm đến Lovejoy nữa bởi họ tin rằng nó sẽ bốc
cháy hoàn toàn khi đi qua vầng hào quang cực nóng phía trên bề mặt mặt
trời. Thế nhưng, nó đã bất ngờ xuất hiện ở bên kia vầng hào quang, tiếp
tục quỹ đạo của mình và quét qua trái đất.
Nhà
nghiên cứu Robert Massey thuộc hội Thiên văn Hoàng gia Anh đã choáng
váng vì sự quay trở lại của sao chổi Lovejoy. Ông nói: “Đó là một sự
kiện phi thường. Lovejoy đã đến vô cùng gần với bề mặt mặt trời, gần hơn
cả khoảng cách từ Mặt trăng đến Trái đất”.
May mắn
thay, những bức hình của sao chổi Lovejoy đã được Alex Cherney, một
người đam mê thiên văn học, chụp từ Cape Schanck, Victoria (Australia)
bằng một chiếc máy ảnh kĩ thuật số.
Ngoài ra, những
hình ảnh về sao chổi Lovejoy cũng được ghi lại rõ nét từ trạm vũ trụ
quốc tế ISS ở vị trí hết sức lí tưởng. Nhà du hành Dan Burbank, chỉ huy
trưởng ISS, mô tả việc nhìn thấy sao chổi là "điều tuyệt vời nhất" mà
ông từng nhìn thấy trong không gian.
Dưới đây là những hình ảnh về sao chổi Lovejoy:
Hình ảnh sao chổi được một người đam mê thiên văn Alex Cherney chụp lại ở Victoria,
Australia.
Những hình ảnh đẹp và rõ nét này được chụp bằng một chiếc máy ảnh kĩ thuật số cá nhân.
Sao chổi ở sát đường chân trời vào thời khắc hoàng hôn, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp.
Trước đó, sao chổi này được nhìn thấy ở Santiago hôm 22/12.
Bức hình chụp sao chổi Lovejoy ở sa mạc Atacama, Chile.
Bức hình sao chổi này được chụp từ Trạm vũ trụ Quốc tế ISS.
Nó quét ngang qua tầng khí quyển trái đất ngay trước mắt các phi hành gia.
Vệ tinh của NASA chụp sao chổi lúc nó quét qua vầng hào quang của mặt trời.