1 Cô giáo 'thu nhập' ngày 20/11: 20 triệu - 30 triệu đồng 18/11/2011, 22:27
TRƯỞNG BỘ ĐIỀU HÀNH
º•ÖÑL¥_¥Öu•º
(VTC News)- Phụ huynh L.H
có con học tại một ngôi trường điểm quận Ba Đình, Hà Nội nhẩm tính: 1
lớp có 40 HS, mỗi HS tặng cô phong bì khoảng 500 ngàn đồng tối thiểu như
vậy thu nhập ngày 20/11 của cô ít nhất 20 triệu đồng, chưa kể 1 cô giáo
có thể dạy nhiều lớp.
Khoảng
1 tuần nay, nhà cô H trường tiểu học T (quận Tây Hồ) luôn nườm nượp
người ra vào để tặng quà nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Câu
chuyện của cô H chỉ là một ví dụ trong vô số các giáo viên được nhận quà
nhân dịp 20/11. Thực tế cho thấy, giáo viên càng dạy cấp thấp như mầm
non, tiểu học càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các phụ huynh
trong ngày này. Tâm lý chung của các phụ huynh là khi con mình càng nhỏ
thì càng mong nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các giáo viên.
Chị Hương (ở Định Công, Hà Nội) có con đang học lớp 1 trường tiểu học
Đ.L (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Năm nay, cháu nhà tôi bắt đầu đi
học lớp 1. Cháu nhà tôi vốn khá nhút nhát vì vậy tôi cũng muốn cháu được
quan tâm nhiều hơn. Nhân dịp 20/11, gia đình cũng có chút quà tặng cô
giáo chủ nhiệm”. Khi được hỏi về món quà tặng cô giáo là gì, chị Hương
cũng thành thật tâm sự: “Do cũng khá bận rộn nên thay vì mua quà thì gia
đình cũng làm cái phong bì tặng cô. Năm nay, thông thường các phụ huynh
làm phong bì từ 500 ngàn đồng đến tiền triệu. Những nhà khá giả có thể
nhiều hơn và những gia đình khó khăn có thể chỉ là 100 đến 200 nghìn
đồng”.
Cũng như chị Hương, chị L.H (ở Văn Cao, Hà Nội) cũng có
con mới vào lớp 1 tại một trường điểm của quận Ba Đình (Hà Nội). Sáng
sớm nay, dù còn gần 1 tuần mới đến ngày 20/11 nhưng chị L.H đã đưa con
đến trường rất sớm. Hôm nay, chị đến và chờ để tặng quà cô giáo chủ
nhiệm nhân ngày 20/11. Thật bất ngờ, khi chị đến đã có rất nhiều phụ
huynh khác cũng có cùng “ý tưởng”. Khác với vẻ ngần ngại, ngượng ngùng
của chị L.H, nhiều phụ huynh cứ lần lượt xếp hàng để trò chuyện, thăm
hỏi cô giáo. Cuộc trò chuyện diễn ra rất nhanh chóng. Kết thúc câu
chuyện, phụ huynh nào cũng có một món quà tặng cô. Người đơn giản thì
mang một bó hoa kèm chiếc phong bì, gia đình cầu kỳ hơn thì mua một món
quà nhỏ tặng kèm phong bì.
Chị L.H cho biết, ở một trường điểm
như trường con chị đang học, số tiền được đặt trong các phong bì tặng cô
giáo nhân dịp 20/11 cũng phải từ 500 nghìn đồng trở lên. Nói đến đây,
chị L.H nhẩm tính đối với lớp học của con chị có khoảng hơn 40 học sinh
thì trong dịp này, cô giáo chủ nhiệm của lớp cũng có thể nhận được từ
20-30 triệu đồng. Đó cũng chỉ là một trong số rất nhiều những ngày lễ
khác trong năm mà các cô được nhận quà từ phụ huynh như 8/3, 20/10, Tết
Âm lịch...
Phụ huynh tặng phong bì chuyện bình thường hay bất thường?
Khi
được hỏi quan niệm về việc việc tặng phong bì cho giáo viên trong ngày
20/11 chị L.H cho rằng việc đó là hết sức bình thường. Chị L.H cũng đưa
ra lý do giải thích do hiện nay lương giáo viên rất thấp mà áp lực công
việc là vô cùng lớn nên có thêm một nguồn thu trong các dịp lễ Tết cũng
xứng đáng với công sức mà giáo viên bỏ ra. Chị L.H cũng đưa thêm lý do
khi hiện nay, phần lớn các gia đình ở Hà Nội có kinh tế tương đối khá
giả. Vì vậy, khoản tiền phong bì 500 nghìn đến 1 triệu đồng không phải
là một vấn đề lớn.
Không đồng tình với ý kiến của chị L.H, chị Liên (Đường Láng) lại cho
rằng : “Tôi cũng đồng tình phần lớn các gia đình ở Hà Nội khá giả nhưng
thực tế vẫn còn một bộ phận gia đình còn nghèo, kinh tế khó khăn. Vì
vậy, số tiền 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng cũng không phải là đơn
giản”. Chị Liên chia sẻ thêm, dường như ý nghĩa tốt đẹp của ngày tri ân
và hiến chương các nhà giáo đang mất dần đi. Quan hệ thầy trò ngày nay
cũng đang bị thương mại hóa. Chị Liên băn khoăn tự hỏi: “Trong tập thể
lớp của con bạn, gia đình nào cũng tặng thầy cô phong bì, nếu nhà bạn
khó khăn thì liệu bạn có dám làm ngược lại với các gia đình khác hay
không. Không tặng phong bì thầy cô, liệu con mình có bị đối xử khác hay
không?”
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, giảng viên trẻ ĐH Mỏ
địa chất, Nguyễn Ngọc Dũng ( Thủ khoa đầu ra ĐH Mỏ địa chất 2011) tỏ rõ
quan điểm của mình: “Ở các cấp học I, II, III thì “văn hóa phong bì”
đang diễn ra phổ biến. Những phụ huynh có hành động như vậy đang không
tôn trọng chính bản thân mình và không tôn trọng các thầy cô giáo”. Theo
lý giải của Dũng, việc nhiều phụ huynh tặng phong bì cho các thầy cô
giáo đang tạo ra một tiền lệ xấu cho các phụ huynh tiếp sau và thậm chí
đang làm hư chính con của mình. “Nếu thầy cô giáo nhận phong bì thì sau
đó sẽ đánh giá học sinh như thế nào? Chẳng lẽ lại phụ thuộc vào phong bì
nhiều hay ít” Dũng băn khoăn đặt câu hỏi.
Anh Dũng cũng cho
rằng, số giáo viên nhận phong bì chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong tổng
số các giáo viên. “Rất nhiều giáo viên tâm huyết với nghề và họ sẵn sang
từ chối phong bì do phụ huynh gửi tới, thâm chí nhiều giáo viên còn dạy
học miễn phí, tình nguyện lên các vùng sâu vùng xa”. Chàng giảng viên
trẻ này luôn tâm niệm “Đã xác định là một nhà giáo chân chính đôi khi
bạn phải hi sinh một chút lợi ích của bản thân mình”.
Phải
chăng, “văn hóa phong bì” đang “giết chết” quan hệ thầy trò vốn là nét
đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay. Ý kiến của độc giả xin gửi
vào ô thảo luận cuối bài viết.
Theo VN-NEW
có con học tại một ngôi trường điểm quận Ba Đình, Hà Nội nhẩm tính: 1
lớp có 40 HS, mỗi HS tặng cô phong bì khoảng 500 ngàn đồng tối thiểu như
vậy thu nhập ngày 20/11 của cô ít nhất 20 triệu đồng, chưa kể 1 cô giáo
có thể dạy nhiều lớp.
Khoảng
1 tuần nay, nhà cô H trường tiểu học T (quận Tây Hồ) luôn nườm nượp
người ra vào để tặng quà nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Câu
chuyện của cô H chỉ là một ví dụ trong vô số các giáo viên được nhận quà
nhân dịp 20/11. Thực tế cho thấy, giáo viên càng dạy cấp thấp như mầm
non, tiểu học càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các phụ huynh
trong ngày này. Tâm lý chung của các phụ huynh là khi con mình càng nhỏ
thì càng mong nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các giáo viên.
Việc tặng phong bì cho các thầy cô giáo đang trở thành một việc làm phổ biến hiện nay tại các thành phố lớn |
Đ.L (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Năm nay, cháu nhà tôi bắt đầu đi
học lớp 1. Cháu nhà tôi vốn khá nhút nhát vì vậy tôi cũng muốn cháu được
quan tâm nhiều hơn. Nhân dịp 20/11, gia đình cũng có chút quà tặng cô
giáo chủ nhiệm”. Khi được hỏi về món quà tặng cô giáo là gì, chị Hương
cũng thành thật tâm sự: “Do cũng khá bận rộn nên thay vì mua quà thì gia
đình cũng làm cái phong bì tặng cô. Năm nay, thông thường các phụ huynh
làm phong bì từ 500 ngàn đồng đến tiền triệu. Những nhà khá giả có thể
nhiều hơn và những gia đình khó khăn có thể chỉ là 100 đến 200 nghìn
đồng”.
Cũng như chị Hương, chị L.H (ở Văn Cao, Hà Nội) cũng có
con mới vào lớp 1 tại một trường điểm của quận Ba Đình (Hà Nội). Sáng
sớm nay, dù còn gần 1 tuần mới đến ngày 20/11 nhưng chị L.H đã đưa con
đến trường rất sớm. Hôm nay, chị đến và chờ để tặng quà cô giáo chủ
nhiệm nhân ngày 20/11. Thật bất ngờ, khi chị đến đã có rất nhiều phụ
huynh khác cũng có cùng “ý tưởng”. Khác với vẻ ngần ngại, ngượng ngùng
của chị L.H, nhiều phụ huynh cứ lần lượt xếp hàng để trò chuyện, thăm
hỏi cô giáo. Cuộc trò chuyện diễn ra rất nhanh chóng. Kết thúc câu
chuyện, phụ huynh nào cũng có một món quà tặng cô. Người đơn giản thì
mang một bó hoa kèm chiếc phong bì, gia đình cầu kỳ hơn thì mua một món
quà nhỏ tặng kèm phong bì.
Chị L.H cho biết, ở một trường điểm
như trường con chị đang học, số tiền được đặt trong các phong bì tặng cô
giáo nhân dịp 20/11 cũng phải từ 500 nghìn đồng trở lên. Nói đến đây,
chị L.H nhẩm tính đối với lớp học của con chị có khoảng hơn 40 học sinh
thì trong dịp này, cô giáo chủ nhiệm của lớp cũng có thể nhận được từ
20-30 triệu đồng. Đó cũng chỉ là một trong số rất nhiều những ngày lễ
khác trong năm mà các cô được nhận quà từ phụ huynh như 8/3, 20/10, Tết
Âm lịch...
Phụ huynh tặng phong bì chuyện bình thường hay bất thường?
Khi
được hỏi quan niệm về việc việc tặng phong bì cho giáo viên trong ngày
20/11 chị L.H cho rằng việc đó là hết sức bình thường. Chị L.H cũng đưa
ra lý do giải thích do hiện nay lương giáo viên rất thấp mà áp lực công
việc là vô cùng lớn nên có thêm một nguồn thu trong các dịp lễ Tết cũng
xứng đáng với công sức mà giáo viên bỏ ra. Chị L.H cũng đưa thêm lý do
khi hiện nay, phần lớn các gia đình ở Hà Nội có kinh tế tương đối khá
giả. Vì vậy, khoản tiền phong bì 500 nghìn đến 1 triệu đồng không phải
là một vấn đề lớn.
Quan hệ thầy trò trong sáng luôn được ngợi ca. |
rằng : “Tôi cũng đồng tình phần lớn các gia đình ở Hà Nội khá giả nhưng
thực tế vẫn còn một bộ phận gia đình còn nghèo, kinh tế khó khăn. Vì
vậy, số tiền 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng cũng không phải là đơn
giản”. Chị Liên chia sẻ thêm, dường như ý nghĩa tốt đẹp của ngày tri ân
và hiến chương các nhà giáo đang mất dần đi. Quan hệ thầy trò ngày nay
cũng đang bị thương mại hóa. Chị Liên băn khoăn tự hỏi: “Trong tập thể
lớp của con bạn, gia đình nào cũng tặng thầy cô phong bì, nếu nhà bạn
khó khăn thì liệu bạn có dám làm ngược lại với các gia đình khác hay
không. Không tặng phong bì thầy cô, liệu con mình có bị đối xử khác hay
không?”
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, giảng viên trẻ ĐH Mỏ
địa chất, Nguyễn Ngọc Dũng ( Thủ khoa đầu ra ĐH Mỏ địa chất 2011) tỏ rõ
quan điểm của mình: “Ở các cấp học I, II, III thì “văn hóa phong bì”
đang diễn ra phổ biến. Những phụ huynh có hành động như vậy đang không
tôn trọng chính bản thân mình và không tôn trọng các thầy cô giáo”. Theo
lý giải của Dũng, việc nhiều phụ huynh tặng phong bì cho các thầy cô
giáo đang tạo ra một tiền lệ xấu cho các phụ huynh tiếp sau và thậm chí
đang làm hư chính con của mình. “Nếu thầy cô giáo nhận phong bì thì sau
đó sẽ đánh giá học sinh như thế nào? Chẳng lẽ lại phụ thuộc vào phong bì
nhiều hay ít” Dũng băn khoăn đặt câu hỏi.
Anh Dũng cũng cho
rằng, số giáo viên nhận phong bì chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong tổng
số các giáo viên. “Rất nhiều giáo viên tâm huyết với nghề và họ sẵn sang
từ chối phong bì do phụ huynh gửi tới, thâm chí nhiều giáo viên còn dạy
học miễn phí, tình nguyện lên các vùng sâu vùng xa”. Chàng giảng viên
trẻ này luôn tâm niệm “Đã xác định là một nhà giáo chân chính đôi khi
bạn phải hi sinh một chút lợi ích của bản thân mình”.
Phải
chăng, “văn hóa phong bì” đang “giết chết” quan hệ thầy trò vốn là nét
đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay. Ý kiến của độc giả xin gửi
vào ô thảo luận cuối bài viết.
Theo VN-NEW