1 Mộng du khiến teen có thể vừa ngủ...vừa ăn 3/10/2011, 12:26
TRƯỞNG BỘ ĐIỀU HÀNH
º•ÖÑL¥_¥Öu•º
Sự thật 100% luôn đó các ấy ạ!
Mộng du là một chứng bệnh khá quen thuộc mà chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên. Theo số liệu thống kê, có tới 40% teen mắc chứng bệnh này và khi mộng du, mỗi người lại có những biểu hiện siêu buồn cười đó nha!
Khi mộng du, ấy có thể... măm măm cả trong lúc ngủ
Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ khiến chúng mình có thể di chuyển cơ thể ngay cả khi ngủ đồng thời còn tiến hành một số hoạt động bình thường như đang thức. Ấy nào mắc chứng mộng du thì khi đang ngủ có thể sẽ ngồi dậy, mở mắt, đi lòng vòng quanh phòng hoặc bước về phía có ánh sáng. Ngoài ra, cũng không ít teen đi về phía cửa sổ hoặc mở cửa phòng, đi ra ngoài... Thậm chí, chúng mình còn có thể tiến hành một số hoạt động phức tạp khác như di chuyển đồ đạc, cởi hay mặc đồ, măm măm trong lúc ngủ nữa cơ. Tuy nhiên, mộng du có thể đột ngột kết thúc và ấy có thể tiếp tục ngủ như chưa có chuyện gì xảy ra.
Hiện tượng này thường xuất hiện 1 - 2 giờ sau khi chúng mình đi vào giấc ngủ sâu. Mộng du còn có thể kéo dài từ vài giây đến 30 phút. Chứng bệnh kì cục này có thể xảy ra hằng đêm hay không thường xuyên với tùy từng đối tượng.
Tại sao tớ lại bị mộng du?
Các bác sĩ cho rằng, tình trạng lo âu, mệt mỏi, mất ngủ hay hoảng sợ ban đêm có thể là nguyên nhân gây nên chứng bệnh này. Không những thế, ngủ không có giờ giấc, sốt hay vì thiếu magiê, mắc phải căn bệnh trào ngược thực quản cũng có thể là lý do khiến teen mộng du đấy! Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố khác cũng được nhiều nhà nghiên cứu khoa học giải thích cho hiện tượng này như: ấy ngủ ở môi trường lạ, xung quanh ồn ào, quá nhiều ánh sáng...
Tớ cần xử trí bệnh mộng du như thế nào đây?
Những trường hợp teen mắc chứng bệnh này thường xuyên, có thể tự gây hại cho bản thân hay thậm chí là tấn công người khác thì rất cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nha! Ngoài ra, để tự giữ an toàn cho bản thân, tốt nhất ấy hãy ngủ ở giường tầng trệt đồng thời, không nên để đồ đạc có thể gây hại ở trong phòng. Cửa phòng và cửa sổ cũng cần được cài chốt cẩn thận. Tốt hơn, chúng mình nên để chuông ở cửa ra để báo cho người khác biết khi ấy lỡ bị mộng du mà mở cửa.
Trong một số trường hợp, có thể vì teen đang sử dụng thuốc kháng sinh, chống trầm cảm hay các thuốc an thần thuộc nhóm benzodiazepin... dẫn đến tác dụng phụ là mộng du. Khi đó, chúng mình cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên tiếp tục sử dụng thuốc hay không nhé!
Đặc biệt, nếu tình trạng mộng du cứ lặp lại, chúng mình nên nhờ gia đình theo dõi, ghi lại thời gian từ lúc ngủ đến lúc bắt đầu mộng du để có biện pháp đánh thức bản thân trước 15 phút nghen! Luyện tập như vậy trong 7 đêm liền, ấy có thể sẽ khắc phục được hiện tượng này đó!
Ngoài ta, teen cũng chú ý giữ tinh thần thật thoải mái và vui vẻ trước khi đi ngủ để không bị tên mộng du đáng ghét này làm phiền nhá
Mộng du là một chứng bệnh khá quen thuộc mà chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên. Theo số liệu thống kê, có tới 40% teen mắc chứng bệnh này và khi mộng du, mỗi người lại có những biểu hiện siêu buồn cười đó nha!
Khi mộng du, ấy có thể... măm măm cả trong lúc ngủ
Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ khiến chúng mình có thể di chuyển cơ thể ngay cả khi ngủ đồng thời còn tiến hành một số hoạt động bình thường như đang thức. Ấy nào mắc chứng mộng du thì khi đang ngủ có thể sẽ ngồi dậy, mở mắt, đi lòng vòng quanh phòng hoặc bước về phía có ánh sáng. Ngoài ra, cũng không ít teen đi về phía cửa sổ hoặc mở cửa phòng, đi ra ngoài... Thậm chí, chúng mình còn có thể tiến hành một số hoạt động phức tạp khác như di chuyển đồ đạc, cởi hay mặc đồ, măm măm trong lúc ngủ nữa cơ. Tuy nhiên, mộng du có thể đột ngột kết thúc và ấy có thể tiếp tục ngủ như chưa có chuyện gì xảy ra.
Hiện tượng này thường xuất hiện 1 - 2 giờ sau khi chúng mình đi vào giấc ngủ sâu. Mộng du còn có thể kéo dài từ vài giây đến 30 phút. Chứng bệnh kì cục này có thể xảy ra hằng đêm hay không thường xuyên với tùy từng đối tượng.
Tại sao tớ lại bị mộng du?
Các bác sĩ cho rằng, tình trạng lo âu, mệt mỏi, mất ngủ hay hoảng sợ ban đêm có thể là nguyên nhân gây nên chứng bệnh này. Không những thế, ngủ không có giờ giấc, sốt hay vì thiếu magiê, mắc phải căn bệnh trào ngược thực quản cũng có thể là lý do khiến teen mộng du đấy! Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố khác cũng được nhiều nhà nghiên cứu khoa học giải thích cho hiện tượng này như: ấy ngủ ở môi trường lạ, xung quanh ồn ào, quá nhiều ánh sáng...
Tớ cần xử trí bệnh mộng du như thế nào đây?
Những trường hợp teen mắc chứng bệnh này thường xuyên, có thể tự gây hại cho bản thân hay thậm chí là tấn công người khác thì rất cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nha! Ngoài ra, để tự giữ an toàn cho bản thân, tốt nhất ấy hãy ngủ ở giường tầng trệt đồng thời, không nên để đồ đạc có thể gây hại ở trong phòng. Cửa phòng và cửa sổ cũng cần được cài chốt cẩn thận. Tốt hơn, chúng mình nên để chuông ở cửa ra để báo cho người khác biết khi ấy lỡ bị mộng du mà mở cửa.
Trong một số trường hợp, có thể vì teen đang sử dụng thuốc kháng sinh, chống trầm cảm hay các thuốc an thần thuộc nhóm benzodiazepin... dẫn đến tác dụng phụ là mộng du. Khi đó, chúng mình cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên tiếp tục sử dụng thuốc hay không nhé!
Đặc biệt, nếu tình trạng mộng du cứ lặp lại, chúng mình nên nhờ gia đình theo dõi, ghi lại thời gian từ lúc ngủ đến lúc bắt đầu mộng du để có biện pháp đánh thức bản thân trước 15 phút nghen! Luyện tập như vậy trong 7 đêm liền, ấy có thể sẽ khắc phục được hiện tượng này đó!
Ngoài ta, teen cũng chú ý giữ tinh thần thật thoải mái và vui vẻ trước khi đi ngủ để không bị tên mộng du đáng ghét này làm phiền nhá