1 Dân không chịu ở nhà tái định cư 12/1/2012, 14:25
TRƯỞNG BỘ ĐIỀU HÀNH
]\[0 L0\/e
Cách đây gần hai năm, 138 căn nhà (mỗi căn trị giá 16 triệu đồng), đã được xây dựng trên địa bàn xã Đăk Sao (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) để di dời hộ dân nằm trong vùng sạt lở núi nguy hiểm thuộc các làng Kạch Lớn 2, Đăk Năng 2 và Đăk Năng 3.
Thế nhưng khi làm xong, phân nhà cho từng hộ gia đình thì đa số người dân không chịu ở, khiến nhiều căn bị xuống cấp, hệ thống nước hư hỏng...
Nguyên nhân chính là nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo, đồng thời người dân không muốn xa làng cũ vì tất cả ruộng, rẫy, nương vườn đều đang ở làng cũ (từ làng cũ đến làng mới cách xa 3-4 km).
Một số căn nhà tái định cư bị hư hỏng tốc mái - Ảnh: Trần Thảo Nhi
Ông Vũ Hữu Tuấn - chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông - nói việc di dời người dân ra khu ở mới là rất cần thiết, bởi năm 2009 khu vực này đã xảy ra sạt lở nghiêm trọng, làm hàng chục ngôi nhà sập do núi lở và hàng chục người chết vì bị vùi lấp.
Vì muốn ở gần nơi canh tác nên người dân không muốn về làng mới. Riêng nguồn nước sinh hoạt đã được đầu tư, nhưng người dân không bảo quản làm hư hỏng đường ống dẫn nước.
“Đối với những căn nhà bị tốc mái, huyện sẽ yêu cầu xã phải có trách nhiệm sửa chữa cho người dân. UBND xã phải kiên trì vận động người dân đến ở, kiên quyết không đầu tư xây dựng tại khu làng cũ trước đây. UBND huyện sẽ trích ngân sách địa phương đầu tư thêm một lần nữa, nhằm sửa chữa những hư hỏng để bàn giao nhà cho người dân đón tết” - ông Tuấn nói.
TRẦN THẢO NHI - Theo .: Tuổi trẻ Online - Địa ốc :.
Thế nhưng khi làm xong, phân nhà cho từng hộ gia đình thì đa số người dân không chịu ở, khiến nhiều căn bị xuống cấp, hệ thống nước hư hỏng...
Nguyên nhân chính là nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo, đồng thời người dân không muốn xa làng cũ vì tất cả ruộng, rẫy, nương vườn đều đang ở làng cũ (từ làng cũ đến làng mới cách xa 3-4 km).
Một số căn nhà tái định cư bị hư hỏng tốc mái - Ảnh: Trần Thảo Nhi
Ông Vũ Hữu Tuấn - chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông - nói việc di dời người dân ra khu ở mới là rất cần thiết, bởi năm 2009 khu vực này đã xảy ra sạt lở nghiêm trọng, làm hàng chục ngôi nhà sập do núi lở và hàng chục người chết vì bị vùi lấp.
Vì muốn ở gần nơi canh tác nên người dân không muốn về làng mới. Riêng nguồn nước sinh hoạt đã được đầu tư, nhưng người dân không bảo quản làm hư hỏng đường ống dẫn nước.
“Đối với những căn nhà bị tốc mái, huyện sẽ yêu cầu xã phải có trách nhiệm sửa chữa cho người dân. UBND xã phải kiên trì vận động người dân đến ở, kiên quyết không đầu tư xây dựng tại khu làng cũ trước đây. UBND huyện sẽ trích ngân sách địa phương đầu tư thêm một lần nữa, nhằm sửa chữa những hư hỏng để bàn giao nhà cho người dân đón tết” - ông Tuấn nói.
TRẦN THẢO NHI - Theo .: Tuổi trẻ Online - Địa ốc :.