1 Thay đổi nhận thức về HIV/AIDS cho học sinh, sinh viên 22/12/2011, 21:46
TRƯỞNG BỘ ĐIỀU HÀNH
]\[0 L0\/e
Đến năm
2015, sẽ có khoảng 70% học sinh, sinh viên nâng cao nhận thức, thay đổi
hành vi, được trang bị đầy đủ về phòng, chống HIV/AIDS.
Bên
cạnh đó, 70% cán bộ giáo viên, cán bộ y tế trường học và cán bộ quản lý
ở các cấp học nâng cao nhận thức, trang bị kỹ năng và phương pháp giảng
dạy lồng ghép về giáo dục phòng, chống HIV/AIDS; phụ huynh học sinh
nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, nhất là thay đổi hành vi kỳ thị
với những người nhiễm HIV/AIDS. Tiến tới năm 2020, đạt 100% học sinh,
sinh viên, giáo viên và bậc cha mẹ thay đổi nhận thức và hành vi phòng,
chống HIV/AIDS.
Đó
là những mục tiêu được đưa ra tại “Hội thảo xây dựng kế hoạch hành động
về phòng chống HIV/AIDS của ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020” diễn ra
vào sáng 22/12 vừa qua.
Học sinh, sinh viên là lực
lượng lớn cần được tuyên truyền giáo dục thay đổi nhận thức, thái độ,
hiểu kiến thức về HIV/AIDS, đặc biệt là tránh thái độ kỳ thị, phân biệt
đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS.
Phó Giáo sư,
Tiến sĩ Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu phát triển giáo
dục tiềm năng con người cho rằng, để đạt được mục tiêu đó, giáo viên
phải là người được nâng cao kiến thức, thay đổi cách giảng dạy để truyền
đạt tốt nhất tới học sinh, sinh viên: “Giai đoạn này chúng ta cần phải
có những việc làm cụ thể, đối với các thầy cô thái độ thân thiện với học
sinh, không có thái độ kỳ thị, làm cho học sinh và phụ huynh cùng hiểu
điều đó. Thầy cô giáo phải có phương pháp, chọn lọc nội dung giáo dục
phòng chống HIV/AIDS để lồng ghép vào trong môn học. Đặc biệt đưa các
tình huống thực tế để làm các bài học minh họa.”
Theo
ông Đặng Quang Ngàn, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình,
để tuyên truyền giáo dục về phòng chống HIV/AIDS tới học sinh, sinh
viên tốt hơn thì các nội dung giáo dục nên chuyển sang hoạt động nhiều
hơn, phát triển nhiều loại hình phù hợp: “Chúng ta tập trung vào hình
thức sân khấu hóa thì mất thời gian, do đó, nên chuyển sang các hình
thức như câu lạc bộ, thi các kỹ năng phòng chống, vẽ tranh, hay sáng tác
thơ. Như vậy vừa nâng cao năng lực học tập rèn luyện kỹ năng và tác
động vào nhận thức, và có tính quảng bá rộng rãi".
Các
đại biểu cũng cho rằng, hiện nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa nhận
thức đúng đắn về cách phòng chống HIV/AIDS, dẫn đến nhận thức của con em
họ cũng sai lệch. Do đó, việc tuyên truyền cho các bậc cha mẹ hiểu và
nhận thức đúng đắn về phòng chống HIV/AIDS là một trong những vấn đề
quan trọng cần được các nhà trường phối hợp với các bộ ban ngành có
phương pháp tuyên truyền đến đối tượng này.
Bảo Nam
2015, sẽ có khoảng 70% học sinh, sinh viên nâng cao nhận thức, thay đổi
hành vi, được trang bị đầy đủ về phòng, chống HIV/AIDS.
Bên
cạnh đó, 70% cán bộ giáo viên, cán bộ y tế trường học và cán bộ quản lý
ở các cấp học nâng cao nhận thức, trang bị kỹ năng và phương pháp giảng
dạy lồng ghép về giáo dục phòng, chống HIV/AIDS; phụ huynh học sinh
nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, nhất là thay đổi hành vi kỳ thị
với những người nhiễm HIV/AIDS. Tiến tới năm 2020, đạt 100% học sinh,
sinh viên, giáo viên và bậc cha mẹ thay đổi nhận thức và hành vi phòng,
chống HIV/AIDS.
Ảnh minh họa |
là những mục tiêu được đưa ra tại “Hội thảo xây dựng kế hoạch hành động
về phòng chống HIV/AIDS của ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020” diễn ra
vào sáng 22/12 vừa qua.
Học sinh, sinh viên là lực
lượng lớn cần được tuyên truyền giáo dục thay đổi nhận thức, thái độ,
hiểu kiến thức về HIV/AIDS, đặc biệt là tránh thái độ kỳ thị, phân biệt
đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS.
Phó Giáo sư,
Tiến sĩ Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu phát triển giáo
dục tiềm năng con người cho rằng, để đạt được mục tiêu đó, giáo viên
phải là người được nâng cao kiến thức, thay đổi cách giảng dạy để truyền
đạt tốt nhất tới học sinh, sinh viên: “Giai đoạn này chúng ta cần phải
có những việc làm cụ thể, đối với các thầy cô thái độ thân thiện với học
sinh, không có thái độ kỳ thị, làm cho học sinh và phụ huynh cùng hiểu
điều đó. Thầy cô giáo phải có phương pháp, chọn lọc nội dung giáo dục
phòng chống HIV/AIDS để lồng ghép vào trong môn học. Đặc biệt đưa các
tình huống thực tế để làm các bài học minh họa.”
Theo
ông Đặng Quang Ngàn, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình,
để tuyên truyền giáo dục về phòng chống HIV/AIDS tới học sinh, sinh
viên tốt hơn thì các nội dung giáo dục nên chuyển sang hoạt động nhiều
hơn, phát triển nhiều loại hình phù hợp: “Chúng ta tập trung vào hình
thức sân khấu hóa thì mất thời gian, do đó, nên chuyển sang các hình
thức như câu lạc bộ, thi các kỹ năng phòng chống, vẽ tranh, hay sáng tác
thơ. Như vậy vừa nâng cao năng lực học tập rèn luyện kỹ năng và tác
động vào nhận thức, và có tính quảng bá rộng rãi".
Các
đại biểu cũng cho rằng, hiện nay, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa nhận
thức đúng đắn về cách phòng chống HIV/AIDS, dẫn đến nhận thức của con em
họ cũng sai lệch. Do đó, việc tuyên truyền cho các bậc cha mẹ hiểu và
nhận thức đúng đắn về phòng chống HIV/AIDS là một trong những vấn đề
quan trọng cần được các nhà trường phối hợp với các bộ ban ngành có
phương pháp tuyên truyền đến đối tượng này.
Bảo Nam