Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]


TRƯỞNG BỘ ĐIỀU HÀNH
]\[0 L0\/eTRƯỞNG BỘ ĐIỀU HÀNH

]\[0 L0\/e

Thấy vợ
nằm tắt thở bên vũng máu lênh láng. Dù rất đau lòng nhưng anh Hồ Hoàng
vẫn dằn lòng quyết định mang đứa bé đỏ hỏn, cũng là giọt máu của mình
đi… chôn sống.



Tôi đứng lặng thinh trong không gian u tịch của cánh
rừng già ở bản K’ai, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình, nơi nhấp
nhô những ngôi mộ hoang lạnh, mà không khỏi xót xa khi được kể rằng,
dưới tấc đất vô tri kia đã chôn vùi rất nhiều đứa trẻ K’ai của dân tộc
Mày. Điều đau đớn rằng, không phải chúng bệnh chết, mà chúng bị chôn
sống khi vừa cất tiếng khóc chào đời cùng với người mẹ bạc mệnh của
chúng.

Từ nhiều năm trước, người Mày quan niệm rằng đứa bé mới
chào đời thuộc về người mẹ. Bởi thế, nếu người mẹ chết khi vừa sinh nở
thì trước sau gì cũng về bắt đứa bé đi. Ai cố nuôi đứa bé cũng bị hồn ma
người mẹ phạt vạ, đặc biệt là người đàn bà nào dám cả gan cho đứa bé bú
mớm. Chính bởi quan niệm cổ hủ như thế, rất nhiều sinh linh nơi đây đã
phải chết oan uổng…

Đứa bé trở về từ cõi chết

Theo chân cán bộ biên phòng, chúng tôi tìm đến nhà Hồ
Thị Lê ở bản K’ai vào một ngày trời mưa tầm tã. Căn nhà sàn vẹo vọ của
Lê không có cửa, thông thốc gió.

Lê nom già hơn nhiều với tuổi. Có lẽ bởi, chị phải chăm
sóc hai đứa trẻ cùng một lúc, một là con mình, một là đứa con nuôi .
Con nuôi của Lê là Hồ Dưỡng, đồng thời cũng chính là em ruột của chị.

Sức sống kỳ diệu của em bé thoát tục 'chôn sống' Ho-duong
Hồ Dưỡng và chị đồng thời cũng là mẹ nuôi của cậu bé.

Hồ Dưỡng nằm trên lưng Lê, khuôn mặt nhem nhuốc, da
bủng beo, nhăn nhúm, không mặc quần, nó đang thiu thiu ngủ. Như nhiều
đứa trẻ khác ở bản vùng biên nghèo xơ xác này, nó bị suy dinh dưỡng
nặng. Tuy nhiên, sự sống đối với nó đã là cả một kỳ tích. Bởi, suýt tí
nữa nó đã bị chôn sâu dưới ba tấc đất cùng với mẹ nó theo hủ tục đáng sợ
của người Mày.

Ông Hồ Hùng, Trưởng bản K’ai nhớ lại chuyện hãi hùng
xảy ra ở nhà chị Hồ Thị Lon (sinh năm 1971, mẹ của Hồ Thị Lê và Hồ
Dưỡng) cách đây gần 1 năm trước. Hôm ấy, trời cũng sầm sập mưa như thế
này. Chị Lon lên cơn đau đẻ. Chị chuẩn bị ít quần áo lương thực rồi ra
cái chòi mà bất cứ gia đình có người sắp sinh nở nào cũng làm sẵn để
chờ.

Từ muôn đời nay, người Mày vẫn sinh nở như thế. Người
phụ nữ vẫn thường ra chòi một mình vượt cạn, một mình tự tay cắt rốn cho
con và một mình cơm nước, chăm sóc đứa bé. Được khoảng một tuần thì
người chồng mới dọn dẹp nhà cửa, làm lễ báo cáo với ma mút (ma nhà) để
đón vợ con vào.

Đối với chị Lon, đây là lần thứ 5 chị “ra chòi”. Những
lần trước người nhà cũng không ai thấy mặt chị. Chỉ nghe thấy chị qua
những tiếng sột soạt hay tiếng khóc oe oe của đứa trẻ. Nhưng lần này,
đứa bé vừa cất tiếng khóc chào đời thì cứ thế ngặt nghẽo mãi không nín.
Tiếng khóc lạc giọng, khát sữa của nó chẳng được vỗ về khiến người nhà
bên ngoài lòng dạ như lửa đốt. Chị Lon đâu? Sao không dỗ dành nó? Hay
chị có chuyện gì?

Biết có chuyện chẳng lành, anh Hồ Hoàng chồng chị vội
chạy ra chòi thì rụng rời khi nhìn thấy chị nằm bên vũng máu lênh láng,
mặt đã tái mét và không còn thở nữa. Thằng bé con đỏ hỏn ngằn ngặt khóc
đến tím tái, nó vừa sinh ra đã mất mẹ…

Dù rất đau lòng, nhưng sau cái chết của vợ, gia đình anh Hoàng cũng theo tục người Mày dằn lòng quyết định chôn đứa bé theo mẹ.

Thấy dân bản hớt hải đi mua thừng. Cán bộ biên phòng đã
với hỏi theo thì được tin, người ta mua thừng để cột đứa bé theo mẹ là
chị Lon vừa chết vì băng huyết. Ngay lập tức, các anh đã có mặt tại gia
đình chị Lon.

Trung úy Trương Vĩnh Lê, Đội trưởng Đội Vận động quần
chúng, Đồn biên phòng Cửa khẩu Cha Lo kể, người Mày sợ ma lắm. Họ tin là
trên đời này tồn tại con ma, nếu cứ cố giữ đứa bé thì hồn ma người mẹ
sẽ tìm về bắt vạ cả bản. Vì thế, khi hết lòng khuyên nhủ, giải thích,
anh Lê chỉ nhận được những cái lắc đầu e sợ của dân bản. Họ vẫn khăng
khăng đòi chôn đứa bé theo chị Lê để khỏi bị hồn ma người mẹ về quấy
nhiễu.

Cuối cùng, anh Lê cùng các chiến sỹ khác, bao gồm cả
trưởng trạm phải đứng ra “thề độc” với cả bản là sẽ đứng ra chăm lo cho
đứa bé và cũng chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu con ma về… bắt vạ. Không
còn cách nào từ chối, dân làng đành nghe theo lời bộ đội, giữ lại mạng
sống cho đứa bé.

Sức sống kỳ diệu của em bé thoát tục 'chôn sống' Ho-duong-2
Đứa bé sau đó được đặt tên là Hồ Dưỡng, cái tên này
được cán bộ biên phòng đặt với ý nghĩa, dù không sinh ra nhưng người
lính biên phòng và dân làng có công dưỡng dục. Theo gợi ý, chị Lê, chị
gái của Dưỡng cũng đang nuôi con nhỏ sẽ thay mẹ chăm sóc em. Và, đều đặn
hàng tháng, đoàn thanh niên của đồn trích ít tiền để phụ giúp chị Lê
nuôi Dưỡng. Đến nay, nó đã gần 1 tuổi…

Hủ tục đau lòng

Sức sống kỳ diệu của em bé thoát tục 'chôn sống' Duong
Bản K'ai nơi còn nhiều hủ tục của người Mày

Hồ Dưỡng không phải chôn theo mẹ. Sau này lớn lên, chắc
chắn nó không còn chút hoài niệm nào về giây phút thoát “án tử” ấy,
nhưng chắc hẳn nghe chuyện nó cũng phải rùng mình kinh hãi. Bởi, không
phải đứa trẻ nào cũng được may mắn như nó. Những ngôi mộ lúp xúp bên
cánh rừng u tịch, hoang lạnh kia là nhân chứng của hủ tục đau lòng đầy
nhức nhối.

“Không chỉ có tục lệ chôn con theo mẹ, người Mày còn có
những hủ tục mới nghe mà chẳng ai dám tin. Bởi thế, ngoài nhiệm vụ trấn
ải, những người lính biên phòng như chúng tôi cũng luôn cố gắng để giúp
dân loại bỏ những hủ tục không phù hợp. Tuy nhiên, đây không phải
chuyện một sớm một chiều có thể giải quyết được triệt để…”, trung úy Lê
nhận định.

Trang Lê


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
© 2012 Zone-A7
FM PunBB - Design by Simon